Tái bảo hiểm là gì? Đồng bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là gì? Đồng bảo hiểm là gì? So sánh tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm có gì khác nhau. Vài trò và các hình thức tái bảo hiểm chủ yếu hiện nay !!

Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là gì

Danh sách công ty tài bảo hiểm ở Việt Nam

Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà doanh nghiệm bảo hiểm gốc chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm đối với khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.

Hiểu đơn giản “tái bảo hiểm là việc bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc” khi những rủi ro tổn thất có khả năng vượt hơn khả năng chi tra của các công ty bảo hiểm gốc nên họ cần ai đó chia sẻ rủi ro cùng với mình.

Bạn có thể hiểu tái bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều dọc. Doanh nghiệp bảo hiểm gốc nhượng lại một phần quyền lợi và trách nhiệm của mình thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.

>> Bảo hiểm là gì? Các vai trò của bảo hiểm

Vai trò của tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là một công cụ quản trị rủi ro rất hữu hiệu cho các nhà bảo hiểm trong việc quản trị rủi ro và tổn thất.

Phương thức phân tán rủi ro hiệu quả giúp các công ty bảo hiểm gốc có thể nhận bảo hiểm vượt quá khả năng chi trả của mình mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về biên độ khả năng thanh toán chi trả, không cần phải từ chối khách hàng.

Phòng ngừa thảm họa rủi ro bất thường sóng thân, bão lũ, động đất, dịch bệnh…có thể xảy ra đồng thời xảy ra làm các công ty bảo hiểm gốc mất khả năng thanh toán tại một thời điểm nhất định.

Nhờ có tái bảo hiểm mà khách hàng có thể yên tâm nhận được khoản tiền bồi thường kịp thời, đầy đủ.

Tái bảo hiểm còn giúp phân tán rủi ro giữa các quốc gia với nhau, các tổn thất lớn hoàn toàn có thể được chia sẻ với số lượng đông người tham gia bảo hiểm ở các quốc gia.

Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

Tái bảo hiểm tạm thời

Hình thức tái bảo hiểm tạm thời là công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ.

Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng bồi thường của mình.

Các dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng lớn mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín thương hiệu.

Tái bảo hiểm tạm đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ, lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình, việc hủy bỏ hay thay đổi điều khoản của khách hàng có thể gây ra thêm nhiều công việc khác.

>> Danh sách công ty bảo hiểm nhân thọ

Tái bảo hiểm lựa chọn

Hình thức bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, mà ngược lại công ty tái bảo hiểm bắt buộc chấp nhận nếu muốn ký hợp đồng tái bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc lựa chọn từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại giao cho từng công ty tái bảo hiểm khác nhau thay vì đem toàn bộ các phần vượt quá khả năng giao một nhà tái bảo hiểm duy nhất.

Công ty tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí tái bảo hiểm lớn hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời.

Nếu có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính liên quan cho hình thức này cũng khá tốn kém.

>> Danh sách công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Tái bảo hiểm cố định

Tái bảo hiểm cố định (tái bảo hiểm bắt buộc) là hình thức mà công ty bảo hiểm gốc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm toàn bộ các rủi ro mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ ký kết nhanh chóng hơn.

Công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ, có điều kiện thu được phí lớn.

Hình thức này có mặt hạn chế là phải chuyển nhượng hết tất cả rui ro dù rằng khả năng tài chính của Doanh nghiệp bảo hiểm gốc vẫn có khả năng đảm đương được một số rủi ro trong đó.

Đồng bảo hiểm là gì

So sánh tài bảo hiểm & đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm là việc tập hợp nhiều doanh nghiệp gốc cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng, các rủi ro tổn thất của đối tượng này được các doanh nghiệp bảo hiểm gốc cùng nhau gánh chịu theo tỉ lệ đã thoả thuận với nhau.

Hình thức đồng bảo hiểm thường được áp dụng khi bảo hiểm cho các đối tượng có giá trị quá lớn như: máy bay, du thuyền, tàu biển vận tải,..

Bạn có thể hiểu tái bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang. Khách hàng trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm cùng lúc với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm gốc.

So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

So sánh những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa Đồng bảo hiểm & Tái bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm liên quan:

Đồng bảo hiểm Tái bảo hiểm
Điểm giống nhau:

  • Nghiệp vụ phân tán rủi ro giữa các công ty bảo hiểm với nhau.
  • Nhiều công ty cùng tham gia bảo hiểm cho 01 đối tượng.
  • Tỷ lệ phần trăm tham gia phụ thuộc từng loại rủi ro & khả năng tài chính của mỗi công ty bảo hiểm.
  • Khách hàng có giá trị tài sản lớn có thể ký được một hợp đồng thống nhất.
Phương thức – Phân tán rủi ro theo chiều ngang – Phân tán rủi ro theo chiều dọc
Hợp đồng – Khách hàng ký kết với nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm gốc cùng lúc  

– Khách hàng chỉ ký hợp đồng với 01 công ty bảo hiểm gốc duy nhất

 

Pháp lý – Người được bảo hiểm có quyền yêu cầu tất cả doanh nghiệp bảo hiểm gốc liên quan giải quyết bồi thường.  

– Người được bảo hiểm chỉ được yêu cầu duy nhất doanh nghiệp bảo hiểm gốc đã ký kết giải quyết bồi thường.

 

Đối tượng

chính

– Người được bảo hiểm (người mua) – Doanh nghiệp bảo hiểm gốc

Các doanh nghiệp tài bảo hiểm tại Việt Nam

1 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 1994
2 Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm PVI (PVI Re) 2011

 

Đánh giá
Chia sẻ