Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Bảo hiểm là gì và tại sao tôi cần nó?” Bạn đang lo lắng về rủi ro tài chính không lường trước được? Hãy để chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết này!
Bảo hiểm không chỉ là giải pháp tài chính thông minh, mà còn là cầu nối giúp bạn yên tâm hơn trong cuộc sống. Từ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cộ cho đến bảo hiểm nhà cửa – tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bạn và gia đình khỏi những rủi ro tài chính bất ngờ.
Hiểu rõ hơn về bảo hiểm sẽ giúp bạn quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả hơn. Vì thế, hãy dành thời gian đọc và tìm hiểu thông qua bài viết của chúng tôi. Cùng bắt đầu cuộc hành trình khám phá về bảo hiểm ngay bây giờ!
Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bảo hiểm được xem như một loại dịch vụ đặc biệt, sự đóng góp của một số đông cộng đồng tham gia bảo hiểm cùng chia sẻ sự bất hạnh với một số ít thành viên gặp rủi ro.
Nguồn gốc bảo hiểm
Ở bất kỳ nơi đâu và thời đại nào, con người luôn phải đồng hành cùng rủi ro. Nhu cầu an toán đối với con người là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ bản thân và tài sản của mình trước những tổn thất do rủi ro.
Trong số các biện pháp con người đã thực hiện để xử lý rủi ro thì bảo hiểm được coi là biện pháp tối ưu nhất. Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu về bảo hiểm.
Ngay từ thời tiền sử đã có xuất hiện những hoạt động gần giống với bảo hiểm. Từ thời Trung Cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã dần hình thành, song phải đến thế kỷ 19 bảo hiểm hiện đại mới có bước phát triển kéo theo sự ra đời và phát triển đa dạng như ngày nay.
Rủi ro là gì? Các biện pháp quản lý rủi ro
Định nghĩa rủi ro
Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Biện pháp quản lý rủi ro
1. Né tránh rủi ro
Tức là loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng có thể xảy ra rủi ro, biện pháp thông thường và được sử dụng tương đối thường xuyên trong đời sống.(VD: Tránh tai nạn giao thông thì có người không chọn nghề Tài xế lái xe hoặc tránh tại nạn lao động có người không chọn làm các nghề nguy hiểm..)
2. Kiểm soát rủi ro
Là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra. (VD: Hạn chế tổn thất hỏa hoạn bằng cách mua bình cứu hỏa dự phòng, hạn chế tai nạn lao động bằng cách trang bị thiết bị bảo hộ và đào tạo kỹ năng về an toàn lao động…)
3. Chấp nhận rủi ro
Đây là hình thức mà người gặp rủi ro phải tự chấp nhận khoản tổn thất này. Có nhiều hình thức chấp nhận rủi ro nhưng được chia làm 2 nhóm là chấp nhận rủi ro thụ động và chủ động.
Chấp nhận rủi ro thụ động là việc không có sự chuẩn bị trước mà khi rủi ro xảy ra mới tìm kiếm các nguồn tài chính để khắc phục, bù đắp.
Chấp nhận rủi ro chủ động là việc lập ra nguồn dự trữ, quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất.
Hình thức chấp nhận rủi ro sẽ không sử dụng vốn một cách tối ưu, thậm chí bị động vì mức độ tổn thất là không thể tính trước và hoàn toàn không giống nhau
4. Chuyển giao rủi ro
Đây là mô hình lý tưởng nhất, từ hình thức chuyển giao thô sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm. Đây là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất.
Hình thức phân tán rủi ro hay chuyển giao rủi ro thô sơ là ngay từ thời Trung Cổ, các chủ thuyền vận tải hàng hóa đường biển đã biết không tập chung tất cả hàng hóa của mình vào cùng một chuyến mà phân tán sang các thuyền khác hoặc sang các chủ khác để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất.
Sau này, khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm như ngày nay mới thực sự phát triển.
02 Vai trò bảo hiểm với kinh tế và xã hội
1. Vai trò kinh tế
Bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại
Bù đắp các tổn thất và khắc phục hậu quả thiệt hại từ rủi ro là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm, nguyên nhân để bảo hiểm ra đời.
Nói đến bảo hiểm là nói đến vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp các loại dịch vụ bảo hiểm nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như lúc ban đầu cho bên mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
Bảo hiểm giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thấp có thể xảy ra, nhờ đó giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế và cộng đồng.
Sử dụng hiệu quả các khoản tiền nhàn rỗi
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải luôn tính đến những rủi ro có thể gặp phải và muốn chủ động trong tình huống xấu như ốn đau, bênh tật, tai nạn..nên cần dành ra một khoản dự phòng khi cần sử dụng.
Đây là các khoản tiền nhàn rỗi nếu xét trên toàn xã hội sẽ là khoản tiền không nhỏ sinh lợi lớn nếu được sử dụng đầu tư.
Tham gia Bảo hiểm thay vi lập quỹ dự phòng như thế sẽ giúp các cá nhân, gia đình khắc phục khó khăn về tài chính, không rơi vào tình trạng kiệt quệ về vật chất và tinh thần trước những biến cố bất thường có thể xảy ra với khoản tiền dành mỗi năm ra thấp hơn rất nhiều.
Tạo nên các quỹ tiền tệ lớn để đầu tư vào lĩnh vực kinh tế
Do đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm là phí bảo hiểm thu trước, việc bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm thường sẽ phát sinh một thời gian sau đó, nên các khoản tiền này phần lớn có thời gian tạm thời nhàn rỗi.
Thông qua hoạt động bảo hiểm mà một lượng vốn lớn (phí bảo hiểm) phân tán, rải rác các nơi được tập trung về một nơi hình thành những quỹ tiền tệ lớn.
Vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng số vốn này để đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được họ giữ lại một phần và phần còn lại có thể chia lại cho người tham gia bảo hiểm (lãi chia hợp đồng) trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Giúp tăng thu ngân sách nhà nước
Nhờ các hoạt động dịch vụ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước sẽ đỡ phải chi trả các khoản trợ cấp lớn để bù đắp những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hàng năm.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước các khoản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Như vậy, bảo hiểm góp phần ổn định ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để ngân sách nhà nước có thêm các khoản đầu tư vào phát triển kinh tế.
Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.
Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo đầu tư kinh danh
Trong kinh doanh, các tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng khi bỏ vốn đầu tư. Các nhà đầu tư đều lo ngại các rủi ro do thiên tai, tai nạn có thể xảy ra làm họ thua lỗ, thậm chí mất hết cả vốn.
Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có nhả năng sinh lợi rất lớn nếu được đem đi đầu tư.
Bảo hiểm giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi quyết định bỏ vốn ra. Thực tế hầu hết các dự án đầu tư đều đồi hỏi phải có bảo hiểm, nhất là các dự án lớn.
Việc bồi thường, chi trả bảo hiểm đã giúp các tổ chức bảo toàn tài sản, tiền vốn của mình trước các rủi ro. Vì vậy, bảo hiểm có vai trò đảm bảo và khuyến khích đầu tư
Thu hứt vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế
Sự phát triển đa dạng về các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm hỏa hoạn, tai nạn, xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm nông ngiệp, bảo hiểm hàng hải….có vai trò rất quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hoạt động bảo hiểm còn hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế. Nhiều hàng hóa dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi trên thị trường khi có kèm theo các hợp đồng bảo hiểm những trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Trong quá trình tự do hóa thương mại và dịch vụ tài chính, bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình trong các phương án đàm phán song phương và đa phương như Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ, đàm phán thương mai Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO).
Nhờ đó góp phần tăng qui mô trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
2. Vai trò xã hội
Phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn xã hội
Nghề nghiệp bảo hiểm đòi hỏi các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác nhận nguyên nhân, đề ra và phối hợp các ngành, các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất.
Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều dành ra một khoản tiền trợ giúp hoặc cùng các cơ quan thực hiện các biện pháp phòng tránh.
Thực tế, khi xây dựng các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cũng như trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các tổ chức bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phong tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe con người, của cải vật chất của xã hội
Tạo nên lối sống tiết kiệm, sự an toàn về tinh thần cho xã hội
Sự tồn tại của thị trường bảo hiểm với nhiều sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ đã tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến tư duy của các cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp.
Họ phải suy nghĩ, tinh toán và dần dần sẽ có được một ý thức, thói quen về việc dành ra một phần thu nhập để trả phi bảo hiểm với mục đích sẽ có một tương lai an toàn.
Bên cạnh đó vượt lên cả ý nghĩa tiền bạc, bảo hiểm đã mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho những người được bảo hiểm. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm trong xã hội hiện đại.
Thêm việc làm cho người lao động
Sự phát triển của hoạt động bảo hiểm có vai trò vĩ mô quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho xã hội.
Thị truòng bảo hiểm đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý và các nghề nghiệp liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản, giám định sức khỏe…
Trong điều kiện thất nghiệp đang ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì sự phát triển của bảo hiểm vẫn được coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan.
06 Nguyên tắc hoạt động bảo hiểm cần tuân thủ
1. Nguyên tắc bảo hiểm trung thực tuyệt đối (Utmost good faith)
Đặc thù của các sản phẩm bảo hiểm, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi các bên phải có độ trung thực, tín nhiệm cao trong ký kết hợp đồng.
Hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi việc xác lập được tiến hành trên cơ sở các thông tin trung thực của các bên.
Cả người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề. Hợp đồng bảo hiểm buộc phải chấm dứt vì những hành vi gian lận, ý đồ trục lợi từ các bên trong hợp đồng bảo hiểm
2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable interest)
Quyền có thể được bảo hiểm được tạo lập cho một tổ chức, một cá nhân nếu tổ chức hay cá nhân này có lợi ích kinh tế hợp pháp bị tổn hại khi đối tượng bảo hiểm chịu ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Quyền có thể được bảo hiểm (lợi ích có thể được bảo hiểm) được hình thành từ các căn cứ như là: quyển sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản; quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, cấp dưỡng; quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Chẳng hạn, người có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản là những người có quyền ký kết hợp đồng bảo hiểm cho tài sản và trách nhiệm có liên quan.
Nếu đối tượng bảo hiểm là sinh mạng của một con người thì những người có quan hệ như là người nuôi dưỡng, cấp dưỡng; vay mượn, thuê mướn lao động sẽ có thể đứng ra mua bảo hiểm.
3. Nguyên tắc bồi thường (Indemnity)
Để có thể ngăn ngừa trục lợi, bồi thường của hợp đồng bảo hiểm không được tạo ra cơ hội kiếm lời hoặc có lợi không hợp lý cho các bên liên quan đến sự kiện bảo hiểm.
Vì thế, số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm có thể nhận được trong mọi trường hợp không lớn hơn thiệt hại của họ trong sự kiện bảo hiểm.
4. Nguyên tắc thế quyền (Subrobgation)
Theo nguyên tắc thế quyền, doanh nghiệp bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình trong giới hạn bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm.
Thế quyền được sử dụng khi xác định được có người thứ ba phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của đối tượng trong sự kiện bảo hiểm. Nguyên tắc này được vận dụng trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
5. Nguyên tắc đóng góp bồi thường (Contribution)
Trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, trương hợp đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm đồng thời nhiều hợp đồng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có một hay nhiều sự kiện được bảo hiểm giống nhau, nếu tổng trách nhiệm bồi thường độc lập từ các hợp đồng bảo hiểm lớn hơn thiệt hại của bên được bảo hiểm, được gọi là bảo hiểm trùng.
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong trường hợp có bảo hiểm trùng các doanh nghiệp bảo hiểm phải cùng nhau đóng góp bồi thường, những vẫn không lớn hơn giá trị thiệt hại dù ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm.
6. Nguyên tắc “Nguyên nhân gần” (Proximate Cause)
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất khi “ nguyên nhân gần” của tổn thất là các rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên nhân gần được đinh nghĩa là nguyên nhân đủ mạnh để khởi động cả một chuỗi sự kiện dẫn đến một kết quả nhất định mà không có sự can thiệp, tác động của bất kỳ một lực nào từ một nguồn độc lập mới nào khác
Nguyên nhân gần của một sự có thông thường là nguyên nhân chủ yếu, quyết định và có mối liên hệ trược tiếp với kết quả, tổn thất. Nguyên nhân gần cũng không phải nhất thiết là nguyên nhân đầu tiên hay nguyên nhân sau cùng của chuỗi sự kiện.
Ví dụ: một người tham gia hợp đồng bảo hiểm tai nan, anh ta bi ngã khi lên cầu thang và dẫn đến gãy tay. Người đó được đưa đến bệnh viện, tại đó anh ta bị nhiễm bệnh truyền nhiễm từ bệnh nhân khác và bị chết.
Trong trường hợp này, bệnh truyền nhiễm không phải là hệ quả tự nhiên của gãy tay và tai nạn không phải là nguyên nhân gần của sự cố cái chết và hợp đồng bảo hiểm tai nạn sẽ không có phát sinh trách nhiệm chi trả.
03 Loại hình bảo hiểm bảo hiểm phổ biến ở Việt Nam
1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận và quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ nghĩa là không bị phá sản.
Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội nhưng không bị ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp…thì số tiền đó dành để hỗ trợ cho những người lao động khác kém may mắn hơn.
Việc đóng bảo hiểm xã hội có ý nghĩa là cùng mọi người đề phòng rủi ro cho nhau nhằm giúp xã hội phát triển ổn định.
Các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Chế độ bảo hiểm ốm đau;
- Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ bảo hiểm thai sản;
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ bảo hiểm y tế
- Chế độ tử tuất.
- Sổ bảo hiểm xã hội
Sổ bảo hiểm xã hội
Sổ bảo hiểm xã hội dùng để ghi chép quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Sổ bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm bìa sổ bao gồm những thông tin cơ bản của người tham gia bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội, tờ rời trong sổ bảo hiểm xã hội có nội dung là quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động 14% và người lao động đóng 8% trên mức thu nhập.
1.2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Người lao động có thể đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
2. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm y tế nhà nước không vì lợi nhuận mà là một chính sách xã hội. Nhà nước đứng ra tổ chức Bảo hiểm y tế, bao gồm với những cá nhân, tổ chức liên quan.
2.1 Bảo hiểm y tế bắt buộc
Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức bảo hiểm được áp dụng đối với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Hiện nay, có 06 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
2.2 Bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia và được Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận.
Theo Luật Bảo hiểm y tế 2008, có 05 đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:
- Học sinh, sinh viên;
- Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp;
- Thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình;
- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;
- Một số đối tượng khác.
3. Bảo hiểm thương mại
3.1 Phân loại theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam
Có nhiều tiêu thức và cách thức để phân loại bảo hiểm. Tuy nhiên tại mỗi quốc gia, việc phận loại bảo hiểm thường được luật hóa và qui định rất rõ ràng.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (Sửa đổi năm 2010) các nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành: BH nhân thọ, BH phi nhân thọ, BH sức khỏe và các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm Sinh kỳ
- Bảo hiểm Tử kỳ
- Bảo hiểm Hỗn hợp
- Bảo hiểm Trả tiền định kỳ
- Bảo hiểm Liên kết đầu tư
- Bảo hiểm Hưu trí
- Bảo hiểm Trọn đời
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
- bảo hiểm thiệt hại
- Bảo hiểm hàng hóa
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm xe cơ giới: xe ô tô, xe máy
- Bảo hiểm cháy, nổ
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
- Bải hiểm thai sản
- (Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định)
3.2 Phân loại theo hình thức bảo hiểm
Phân loại bảo hiểm theo hình thức bảo hiểm bao gồm 2 loại hình: Bảo hiểm tự nguyện, Bảo hiểm bắt buộc
Bảo hiểm tự nguyện
Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được ký kết theo ý muốn của bên mua bảo hiểm và hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên (bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm).
Phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện
Bảo hiểm bắt buộc
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật qui định về điều kiện bảo hiểm, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện
Lý do cơ bản phải qui định các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc liên quan đến chức năng bảo vệ trật tự xã hội của nhà nước.
Nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn chung, Nhà nước buộc phải sử dụng luật pháp để can thiệp vào việc bảo hiểm cho một số đối tượng
Theo luật Kinh doanh bảo hiểm của việt Nam, bảo hiểm bắt buộc gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
- Bảo hiểm cháy, nổ
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;…
Ngoài ra còn một số Luật chuyên ngành khác cũng quy định các loại hình bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc (Luật hàng hải, Luật xây dựng…)
Căn cứ vào nhu cầu phát triển Kinh tế-Xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác
3.3 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm
Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm được sử dụng rộng rãi và rất có ý nghĩa thực tiễn.
Mỗi đối tượng bảo hiểm có những đặc tính riêng vì thế những nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm đối với mỗi loại không giống nhau.
Theo tiêu thức này, các nghiệp vụ bảo hiểm được chia làm 3 loại : bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các tài sản và những lợi ích liên quan.
Những loại bảo hiểm tài sản phổ biến:
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong nước
- Bảo hiểm Tàu biển; Bảo hiểm thân tàu, thuyền khác
- Bảo hiểm Máy bay và Bảo hiểm tổn thất hệ quả
- Bảo hiểm thiệt hai vật chất xe cơ giới
- Bảo hiểm Công trình xây dựng và lắp đặp
- Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm Máy móc thiết bị; thiết bị điện tử
- Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh
- Bảo hiểm Vật nuôi, cây trồng
- Bảo hiểm Tín dụng, xuất khẩu
- Bảo hiểm tiền, trộm cấp
- Bảo hiểm Công trình ngoài khơi, giàn khoan, đường ống,..trong thăm dò khai thác dầu khí
Bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người. Bảo hiểm con người được chia thành: Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm sức khỏe (bảo hiểm con người phi nhân thọ)
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của pháp luật.
Phổ biến nhất là các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thuyền khác
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người khai thác máy bay
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
- Bảo hiểm trách nhiệm chủ sử dụng lao động
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động tư vấn đầu tư, xây dựng
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghề nghiệp đặc thù như: môi giới bảo hiểm; môi giới chứng khoán; tư vấn pháp luật; tư vấn tài chính, kiểm toán; nghề y