Có nên mua bảo hiểm xe máy BSH online
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 01/03/2021, Giấy chứng nhận bảo hiểm bản điện tử được áp dụng song song với thẻ giấy chứng nhận bảo hiểm bản cứng và có giá trị tương đương nhau.
Giấy Chứng Nhận (GCN) điện tử sẽ được Bảo hiểm BSH gửi tới email/SMS mà bạn đã đăng ký thông tin khi mua bảo hiểm xe máy online.
Trên GCN có mã code để tra cứu thông tin xe và chủ xe. Khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ, bạn cung cấp GCN điện tử hoặc mã Code để CSGT quét tra cứu thông tin.
Đăng ký mua bảo hiểm xe máy BSH online:
Mua bảo hiểm xe máy BSH online chỉ với 03 bước đơn giản:
- ĐĂNG KÝ: Chọn gói bảo hiểm cần mua và điền thông tin của bạn vào Form mẫu
- XÁC NHẬN: Xác nhận thông tin Đăng ký và bấm nút mua ngay để nhận Email thanh toán
- CHUYỂN KHOẢN: Chuyển khoản theo hướng dẫn trên Email hoặc liên hệ tư vấn để hoàn tất đơn
Bảo hiểm xe máy BSH là gì?
Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin (viết tắt là SVIC) là tâm huyết của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Công ty cổ phần tập đoàn T&T và các cổ đông khác trong việc mong muốn được tham gia, đóng góp xây dựng thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày một phát triển vững mạnh.
Các gói bảo hiểm xe máy BSH
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe mô tô – xe máy
Đối tượng bảo hiểm: Chủ xe máy tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam.
Tính chất bảo hiểm: Bắt buộc khi tham gia giao thông.
Quyền lợi bảo hiểm
Số tiền tối đa BSH có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm như sau:
- Về người: 150 triệu đồng/ người/ vụ tai nạn
- Về tài sản: 50 triệu đồng/ vụ tai nạn
Phạm vi bảo hiểm
Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
Phí bảo hiểm TNDS
Mức phí bảo hiểm TNDS theo từng dòng xe máy là:
- 66.000 đồng cho xe trên 50cc
- 60.500 đồng cho xe 50cc trở xuống hoặc xe máy điện
- Đối với xe mô tô và các xe máy khác, mức phí là 319.000 đồng.
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe máy
Đối tượng bảo hiểm: Xe mô tô/ xe máy hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Tính chất bảo hiểm: tự nguyện
Quyền lợi bảo hiểm
Trong phạm vi bảo hiểm, BSH có thể chịu trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế (nếu không thể sửa chữa) bộ phận bị tổn thất, hoặc trả tiền cho Chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.
Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm cho tổn thất toàn bộ xe mô tô/ xe máy thuộc các rủi ro:
- Rủi ro A: Bảo hiểm Cháy nổ.
- Rủi ro B: Bảo hiểm mất cướp toàn bộ xe.
- Rủi ro C: Các rủi ro khác.
Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên mô tô – xe máy
Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên mô tô – xe máy của BSH sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm trước những thiệt hại về thân thể, tính mạng của lái xe, người ngồi trên xe khi đang tham gia giao thông.
Đối tượng bảo hiểm: Lái xe và những người khác được chở trên mô tô – xe máy (gọi chung là Người được bảo hiểm).
Tính chất bảo hiểm: tự nguyện
Quyền lợi bảo hiểm
- Trường hợp Người được bảo hiểm tử vong do tại nạn thuộc phạm vị bảo hiểm: BSH trả toàn số tiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể vĩnh viễn hoặc tạm thời do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: BSH trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm
Thiệt hại thân thể đối với người được bảo hiểm do tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông.
Điều khoản loại trừ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau.
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
3. Người lái xe:
- Chưa đủ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
- Không có Giấy phép lái xe (GPLX) hoặc sử dụng GPLX không hợp lệ.
- Sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- GPLX bị tẩy xóa hoặc sử dụng GPLX hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn.
- Sử dụng GPLX không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có GPLX.
- Người lái xe bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn hoặc bị thu hồi GPLX thì được coi là không có GPLX.
4. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
5. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: Giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: Vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
8. Chiến tranh, khủng bố, động đất.
Hướng dẫn yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Khi xảy ra tổn thất cần giữ nguyên hiện trường, áp dụng các biện pháp cứu chữa thương tổn về người và hạn chế các tổn thất, thiệt hại về tài sản.
Báo ngay cho cảnh sát giao thông hoặc cơ quan công an, chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết tai nạn, gọi ngay hotline trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tổng đài CSKH 1900.96.96.09, thông báo tổn thất và nhận hướng dẫn cụ thể.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm những tài liệu sau:
1. Giấy yêu cầu bồi thường theo mẫu BSH.
2. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy phép lái xe.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
- Giấy chứng thương.
- Giấy ra viện.
- Giấy chứng nhận phẫu thuật.
- Hồ sơ bệnh án.
- Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản.
Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.
Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. (Khách hàng có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền lập Hội đồng định giá xác định giá trị tài sản thiệt hại trong vụ tai nạn để có cơ sở thực hiện bồi thường đối với bên thứ ba)
5. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
- Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).
- Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn.
- Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.
- Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
6. Biên bản giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập, được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy BSH
Tra cứu giấy chứng nhận điện tử bảo hiểm xe máy BSH online
Bạn có thể tra cứu thông tin giấy chứng nhận bảo hiểm điện từ của BSH, bằng cách truy cập vào: https://tracuu.bshc.com.vn/
Nhập các thông tin:
- Số giấy chứng nhận (Nhập đầy đủ cả phần chữ, số và dấu / của GCN – ví dụ AA19/01234567)
- Biển số xe
|